Đừng để các bệnh răng miệng này làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của hàm răng
Sau khoảng 35 tuổi, khoảng 82% trường hợp hư răng là do bệnh nha chu gây ra. Nếu phát hiện bệnh này sớm và hỗ trợ điều trị kịp thời, chúng ta sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc, Đây là căn bệnh mãn tính, diễn tiến chậm, mới đầu không gây đau nhức song về lâu dài sẽ gây viêm, phá huỷ nướu răng và xương tại chân răng, ảnh hưởng đến các cấu trúc nâng đỡ răng như: xương hàm, nướu, dây chằn. Ở đây, các mảng bám răng và vi trùng là thủ phạm chính nên loại bỏ các mảng bám trên răng là rất quan trọng nếu bạn không muốn bị mắc bệnh nha chu.
Khi mảng bám răng được hình thành, những vi trùng thường trú trong đó sẽ kết hợp với một số thành phần của nước bọt để tạo thành một chất cặn gọi là vôi răng, rất cứng và có nhiều lỗ. Lớp vôi răng này sẽ gây kích thích và tạo điều kiện cho việc nhiễm trùng xảy ra, đồng thời các độc tố do vi trùng tiết ra sẽ phá huỷ các mô nâng đỡ cho răng. Kết quả là nướu răng càng bị đẩy ra xa răng hơn, tạo nên những khoảng trống khiến mảng bám răng càng đọng lại nhiều hơn. Các khoảng trống này càng lớn thì bệnh càng nặng thêm.
Nếu không hỗ trợ điều trị kịp thời thì mảng bám răng sẽ lấn sâu xuống phần chân răng, khiến cho phần xương sẽ mất dần. Dấu hiệu ban đầu của bệnh nướu răng là nướu sưng đỏ, dẽ chảy máu. Đôi khi việc chảy máu ở nướu răng là dấu hiệu của một căn bệnh khác nhưng có rất nhiều người cho đó là điều bình thường. Chắc chắn nhận định sai lầm đó sẽ rất nguy hiểm cho sức khoẻ của bạn. Trong giai đoạn đầu, bệnh này thường không đau hay khó chịu, đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người để bệnh nặng rồi mới đi khám và chữa trị.
Chính vì vậy, mỗi ngày bạn cần phải quan tâm chăm sóc nướu răng, và phải đi khám ở nha sĩ tai nha khoa quốc tế vip dentist ngay nếu thấy có điều gì bất thường. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng, hút thuốc, stress, các bệnh như bạch cầu, giai đọan đầu của nhiễm HIV/AIDS, có thai, các loại thuốc uống (như thuốc ngừa thai) cũng là tác nhân gây bệnh. Thậm chí một số thuốc trị bệnh tim mạch, chóng động kinh hoặc trầm cảm cũng có thể gây ra tác dụng phụ trên nướu.
Để chuẩn đoán bệnh nướu răng, các nha sĩ thường quan sát màu sắc và độ chắc của nướu cũng như tìm các khoảng trống và đánh giá độ bám chặt của răng trên nướu.Việc thay đổi cách nhai hay cắn thức ăn kéo dài lâu ngày cũng có thể là một triệu chứng của bệnh nha chu. Để hỗ trợ điều trị bệnh nha chu, các bác sĩ chuyên khoa sẽ bắt đầu bằng việc dùng máy phát sóng siêu âm để làm long các mảnh vôi ra khỏi răng. Sau đó dùng các dụng cụ cầm tay để làm nhẵn bề mặt răng. Sau khi thực hiện 2 thao tác này, phần lớn vi trùng đã bị loại bỏ và nướu răng có thể tự điều chỉnh lại, ôm sát răng hơn,hoặc ít ra cũng co hẹp các khoảng trống đã tạo thành trước đó.
Tuy nhiên nếu bệnh viêm nướu tiến triển khá nặng thì có thể sẽ phải can thiệp bằng phẫu thuật để làm chậm sự phát triển của bệnh và tích cực tránh để không phải thực hiện thêm nhiều việc hỗ trợ điều trị nữa. Phẫu thuật được tiến hành ở phòng mổ, bệnh nhân sẽ được gây mê, còn nếu chỉ làm tiểu phẫu ở ghế nha khoa thì bệnh nhân được chích thuốc tê. Nói chung các nha sĩ sẽ trao đổi với bạn để lựa chọn cách hỗ trợ điều trị tốt.
Mục đích của cuộc phẫu thuật là nhầm lấy đi phần vôi răng bám sâu bên trong các khoang trống, và sau đó sẽ phẫu thuật tạo hình lại để các mẫu vôi răng ít xuất hiện hơn. Kỹ thuật mổ bao gồm tạo hình mô của nướu răng thành dạng dễ chải. Phần xương bị tổn thương cũng có thể được cắt lọc.
Còn trong trường hợp bệnh nặng thì nha sĩ có thể làm nẹp tạm thời để răng vững lại. Tuỳ thuộc vào giai đoạn bệnh và loại tổn thương như : sửa khớp cắn, chỉnh hình nha, dùng niềng răng hoặc thậm chí phải dùng kháng sinh, mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra một số phương pháp hỗ trợ điều trị khác. Nhưng thông thường các thủ thuật này đều cần phải vận dụng kết hợp vì sử dụng riêng lẻ sẽ không mang lại hiệu quả tối ưu cho việc hỗ trợ điều trị. Tóm lại, đa số bệnh nướu răng không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể kiểm soát được một phần mà thôi.
Điều này cũng tương tự như bệnh như bệnh cao huyết áp hay tiểu đường. Vì vậy, khi bị viêm nướu và cần phải điều trị, bạn nên thực hiện chữa trị lâu dài tức là bạn phải đến nha sĩ thường xuyên, cách 6 tuần hoặc 3 tháng phải đến thăm khám một lần. Có như thế bác sĩ chuyên khoa mới có thể theo dõi bệnh của bạn một cách chặt chẽ hơn. Nếu không thực hiện việc hỗ trợ điều trị sớm thì có nguy cơ bạn sẽ nhổ bỏ tất cả răng của mình. Người ta thường nói “Cái răng cái tóc là gốc con người”, nhai thoải mái, tiêu hoá tốt hơn, nụ cười đẹp hơn chính là tài sản quý cho ngoại hình của bạn. Quan trọng hơn nữa, bạn sẽ tránh được sự đau đớn và khó chịu khi mắc các bệnh về răng miệng.
Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến. Sâu răng có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng rất thường gặp ở trẻ em do vệ sinh răng không tốt, thường xuyên ăn vặt và uống đồ uống có đường…. Nếu không được hỗ trợ điều trị sâu răng có thể gây ra đau răng nặng, nhiễm trùng, mất răng và các biến chứng khác. Bệnh sâu răng chính là sự tiêu huỷ tổ chức cứng của răng( bao gồm men răng và ngà răng), tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng. Nguyên nhân gây bệnh sâu răng là vi khuẩn, đường trong thức ăn và thời gian để vi khuẩn và đường tồn tại trong miệng.
Thông thường khó nhận biết sâu răng vì khi các lỗ sâu răng xuất hiện thì bệnh đã tiến triển được một thời gian dài, khi thấy đau là sâu răng đã bước sang giai đoạn trầm trọng. Nếu không hỗ trợ điều trị thì tuỷ răng sẽ chết và có thể phát sinh những biến chứng như viêm quanh cuống răng, viêm xương, viêm hạch… Hỗ trợ điều trị: Dùng vật liệu hàn để bịt kín lỗ sâu răng, ngăn không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hoá chất tấn công, huỷ hoại tuỷ răng.
Khi phát hiện ra, sâu răng thường đã đến giai đoạn trầm trọng
Cách phòng tránh Đánh răng sau khi ăn hoặc uống: Đánh răng khoảng hai lần một ngày và sau mỗi bữa ăn, sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride. Để làm sạch kẽ răng, xỉa hoặc sử dụng chỉ làm sạch kẽ răng. Nếu không thể chải sau khi ăn, cố gắng rửa miệng với nước.
Khám nha sĩ tại nha khoa quốc tế vip dentist thường xuyên: Ngoài việc vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày, cần đi kiểm tra răng miệng thường xuyên, để giúp ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng hoặc phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng để xử lý kịp thời.
Uống nước có bổ sung thêm fluoride giúp giảm đáng kể sâu răng, nhưng hiện nay nhiều người uống nước đóng chai không chứa fluoride.
Tránh ăn uống vặt thường xuyên: Bất cứ khi nào ăn hoặc uống cái gì khác ngoài nước, sẽ giúp miệng tạo ra các axít và phá hủy men răng. Nếu ăn hoặc uống trong suốt cả ngày, răng đang bị tấn công liên tục dễ bị sâu răng. Vì vậy không nên ăn vặt.
Nên ăn các loại thực phẩm cho sức khỏe răng: Một số thực phẩm và đồ uống có tác dụng tốt hơn cho răng như phô mai (một số nghiên cứu cho thấy phô mai có thể giúp ngăn ngừa sâu răng), cũng như trái cây và rau quả, làm tăng lưu lượng nước bọt…
Có nhiều nguyên nhân gây áp xe ở răng nhưng không phải lúc nào ta cũng tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Có hai loại: áp xe cấp tính phát triển nhanh gây đau nhiều, còn áp xe mãn tính có thê hoàn toàn không gây đau. Áp xe cấp tính gây đau do nướu bị sưng lên, gây chèn ép bên trong hoặc chung quanh răng, mà răng lại không thể thích nghi với độ sưng này.
Chúng ta đều biết rằng khi có nhiễm trùng ở bất kỳ nơi nào trong cơ thể thì chỗ đó đều sưng lên do chất dịch viêm bị tích tụ ở đó, không thoát ra khỏi chỗ sưng làm ta cảm thấy đau nhức, khó chịu. Trái lại, áp xe mãn tính có thể không đau do dịch viêm có xu hướng tạo một đường thoát lưu và chất dịch được dẫn ra khỏi chỗ viêm, làm giảm áp suất ở vùng này và bạn ít có cảm giác đau, hoặc nếu có đau thì cũng chỉ rất ít.
Áp xe gây lên những cơn đau kinh hãi cho người bệnh
Để hỗ trợ điều trị áp xe ở răng, nha sĩ có nhiều cách, tuy nhiên điều này còn tuỳ vào vị trí cũng như tính chất của ổ áp xe. Nhưng nguyên tắc chung là phải loại trừ nguồn gốc nhiễm trùng và phải dẫn lưu mũ trong ổ áp xe ra ngoài. Giải pháp có thể bao gồm: chữa tuỷ răng, chữa bệnh nha chu, hoặc thậm chí phải nhổ bỏ răng.Ngoài ra phải dùng kháng sinh để hỗ trợ điều trị nhiễm trùng kèm theo.
Có 1 điểm chung của 3 loại bệnh trên mà bạn có thể nhận thấy đó là: đa phần, khi chúng ta phát hiện ra bệnh cũng là lúc bệnh đã chuyển sang giai đoạn trầm trọng do thời gian ủ bệnh lâu. Nha Khoa Quốc Tế Vip Dentist khuyên bạn nên đi khám răng định kỳ 3 tháng/lần để phát hiện các bệnh răng miệng.
Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất ổn, bạn hãy tới gặp ngay các nha sĩ để được khám và tư vấn cụ thể. Các bác sĩ tại nha khoa quốc tế vip dentist đều tốt nghiệp khoa Răng hàm mặt Đại học Y Hà Nội và tu nghiệp tại các trường đại học danh tiếng của Pháp, Anh, Mỹ. Với những công nghệ tân tiến được chuyển giao từ các chuyên gia, chắc chắn khi đến với chúng tôi bạn sẽ được trải nghiệm các dịch vụ chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng với chi phí vô cùng hợp lý.
Nguồn internet
Gửi câu hỏi của bạn và nhận giải đáp từ chuyên gia tư vấn nha khoa sớm nhất!